Do it yourself (DIY) - Tự tay làm việc nhà
Trong một ngôi nhà tại các nước phát triển, dù diện tích lớn hay nhỏ, một nhà kho kiêm nhà xưởng luôn luôn phải có. Dụng cụ (tools) kìm, búa, khoan, đục, cưa cắt… đối với họ thiết yếu như chén, đũa … của người Việt nam chúng ta.
Trên VnExpress ngày 14/08/2012 trong bài: Đàn ông Việt “lười, ham nhậu” trong mắt người nước ngoài. Có đoạn viết:
"Tôi đến TP HCM bất kể giờ tan sở hay trước khi tan sở cũng thấy trong những quán cafe, quán nhậu, quán cóc, nhà hàng đều đầy ắp đàn ông ngồi túm 5 tụm 3 uống bia". Alex (người Australia) phản ánh và nhận xét "đàn ông Việt Nam lười quá" (Trích VnExpress).
“Đàn ông các nước công nghiệp, tức các nước kinh tế thị trường nhất,… đến cuối tuần tranh thủ sửa sang nhà cửa, chở vợ đi chợ. Xu hào đủng đỉnh tối thứ sáu đưa vợ, đưa con đi ăn tiệm hoặc đưa vợ con đi nghỉ mát cuối tuần, ...” (Trích VnExpress).
Một số câu hỏi đặt ra: Có thực sự đàn ông Việt lười?. Đàn ông Việt kiếm được rất nhiều tiền? Mọi công việc trong xã hội Việt nam đã được chuyên môn hóa cao?...
Theo quan điểm của người viết. Đàn ông Việt không lười. Đàn ông Việt không phải ai cũng có khả năng kiếm được nhiều tiền để thuê làm mọi việc.
Vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ, đa số đàn ông Việt chưa biết tạo ra cảm hứng trong “làm việc nhà”. Do it yourself (DIY)
Thấy bức tường trống trơn, bụng nghĩ: “Treo một bức tranh thêu vào đây, chắc chắn đẹp và sang trọng..”. Tiền mua tranh: Không thành vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ: “Treo tranh bằng gì?… không lẽ một tí xíu vậy cũng kêu thợ?… mà thợ có chịu chạy tới khoan 3 lỗ khoan rồi tính tiền không?... Rồi còn mắc công gọi thợ… đứng canh chừng…” rắc rối quá, quên cái vụ tranh đi.
Chỗ này ánh sáng thiếu? Thêm một bóng đèn: OK, bằng mấy chai bia thôi mà. Nhưng… (lại nhưng) gắn lên làm sao đây?... lại phải kêu thợ à?... Lại rắc rối. Thôi quên đi, chịu khó tối một chút cũng chẳng chết ai… Trước nay vẫn thế mà.
Sau một ngày làm việc mệt mỏi. Buổi tối là thời gian nghỉ ngơi, nhưng cũng đến lúc phải mắc mùng đi ngủ. Sao dây nhợ lằng nhằng thế này?... bực mình quá đi mất. Giá như trên tường này có một cái đinh, có lẽ thuận tiện hơn nhiều… Ngày mai phải làm ngay. Ơ, nhưng…(lại nhưng), gắn cái đinh vào tường bằng gì nhỉ? … rắc rối quá. Thôi chịu khó buộc dây vậy.
Các bậc làm cha đều mong muốn con mình khỏe mạnh, thành đạt, tự tin trong cuộc sống. Ngoài tri thức, sức khỏe cần có sự tháo vát, đôi tay mạnh mẽ, khéo léo. Dạy con trai DIY thế nào đây? Khi trong nhà không hề có một đồ nghề, dụng cụ gì…
Cuộc sống thường nhật, các ví dụ như trên và tương tự xẩy ra với các quý ông rất nhiều. Mỗi khi gặp tình huống như vậy ban đầu thì đắn đo, cũng chợt lóe ý nghĩ cần khắc phục, nhưng sau đó thì buông xuôi mặc kệ vì không có dụng cụ (tools) để làm. Sức ì mỗi ngày một tăng. Căn nhà ngày càng xuống cấp. Tan sở nghĩ tới việc trở về căn nhà cũ kỹ, thiếu tiện nghi, tối tăm…là cảm thấy chán nản. Tặc lưỡi: “Gọi chiến hữu đi làm vài chai… sướng hơn.” Hậu quả: Nhậu nhiều sinh bệnh, tốn tiền, con không được kèm cặp dạy bảo, vợ chán nản cô đơn…
Thiết nghĩ chỉ cần thay đổi suy nghĩ một chút có thể tạo ra những tích cực mà chúng ta không ngờ tới: “ Mua một máy khoan đa năng (khoảng hơn một triệu – bằng một chầu nhậu nhẹ), gắn thêm bóng đèn trong bếp để vợ nấu ăn, gắn thêm một bức tranh mà cô ấy ưa thích trên bức tường trống trong phòng ngủ…. Những việc làm ấy chắc chắn sẽ được “đối tác” ghi nhận và đền đáp...
Các con muốn có vật nuôi trong nhà. Nhưng chuồng cho chúng? Nếu quý ông ở dạng khoái DIY, vấn đề này sẽ “nhỏ như con thỏ”.
Chủ nhật này ba không đi nhậu, con trai không chơi Games. Công việc phân công như sau: Ba và con trai thợ chính. Mẹ đi siêu thị mua mấy món khoái khấu của về nấu nướng, bồi dưỡng cho mấy ba con. Con gái lăng xăng phụ việc (cả ba & mẹ). Cuối ngày cả nhà…mệt…nhưng hài lòng. Chuẩn bị nhập hộ khẩu cho một thành viên mới…
Sang tuần sau, trong suy nghĩ của các con: “Công nhận ba mình khéo tay và giỏi thật”. Thêm vào suy nghĩ của con trai: “Chắc chắn không bạn nào trong lớp có thể tự tay đóng được chuồng cho cún như mình”.
Người viết rất tâm đắc với câu: “Người hạnh phúc là người buổi sáng muốn đi làm & buổi chiều muốn về nhà”. Khi ta yêu công việc ở công sở ta mới muốn đi làm. Ta yêu ngôi nhà của ta, ta mới muốn về nhà. Trong ngôi nhà cũ nát, ẩm thấp tối tăm, trang trí 10 năm không đổi. Có bà vợ luôn nhìn ta với “đôi mắt mang hình viên đạn”. Các con ta với suy nghĩ: “không thể trông chờ gì ở ba. Công việc của ba là ở cơ quan và đi nhậu”. Thử hỏi chúng ta có muốn về đó không?
Giải pháp của việc “…muốn về nhà” khá đơn giản, nếu tích cực trong thay đổi cách nghĩ. Trang bị cho mình một số dụng cụ thiết yếu như máy khoan, máy cưa, máy mài, cờ lê, mỏ lết…tự tay mình (DIY) chăm sóc tổ ấm của mình.
Một số dụng cụ cơ khí cầm tay cho gia đình | ||||||||
|
|
|
Khi có dụng cụ trong nhà sẽ chịu khó quan sát, nhìn nhận ra các bất hợp lý, những vị trí cần sửa chữa, đổi mới…mọi việc trở nên đơn giản, tan sở muốn trở về nhà để triển khai. Khi tự làm được một việc theo ý mình, có thể nói niềm vui khôn tả.
Người viết: “…Xin thề, xin hứa, xin đảm bảo.” với các quý ông. Trong ngôi nhà của quý ông sẽ không còn “đôi mắt mang hình viên đạn” và quý ông sẽ là “thần tượng” của các con.
Thêm nữa bớt tiền ăn nhậu, vui chơi, tăng hai, tăng ba…chuốc bệnh vào thân. Với các quý ông suốt ngày ngồi tại văn phòng thì làm việc nhà cũng có thể thay cho tập thể dục, cơ bắp săn chắc…tăng trưởng được “mọi khả năng” cộng thêm “nội tướng” vui vẻ. Tự bản thân phải thốt nên: ÔI CUỘC SỐNG ĐÁNG YÊU.
Hoan hô tác giả!
Trả lờiXóa